Speeches Shim
Rừng đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam trong việc bảo vệ các lưu vực, chống xói mòn đất và nâng cao khả năng thích ứng cho các cộng đồng. Những khu rừng ở khu vực Trường Sơn là nơi sinh sống của nhiều sinh vật đặc hữu quý hiếm không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, những khu rừng cùng với các loài sinh sống trong đó đang biến mất với tốc độ đáng báo động do sinh kế của người dân sống trong khu vực xung quanh ngày càng phụ thuộc hơn vào nguồn tài nguyên hữu hạn này.
Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) hỗ trợ Việt Nam chuyển sang phát triển thích ứng và bền vững hơn. Giai đoạn 1 của dự án (2012-2018) giúp triển khai thực hiện các chính sách và chiến lược quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp, giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng cường sinh kế nông thôn. Bắt đầu từ năm 2018, giai đoạn 2 của dự án tập trung hỗ trợ Chính phủ Việt Nam để đảm bảo rằng chương trình Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (PFES) – một chính sách quan trọng giúp bảo tồn rừng của Việt Nam – là một công cụ hiệu quả góp phần đạt được các mục tiêu môi trường và kinh tế-xã hội của đất nước.
Ông Vì Văn Hạnh - Trưởng bản Lùn, tỉnh Sơn La. Ngôi làng của ông cũng giống như các ngôi làng khác ở tỉnh Sơn La đều chịu chung tình trạng thiếu thốn cơ sở hạ tầng, ít cơ hội sinh kế và nghèo khó. Do người dân chuyển sang khai thác rừng để kiếm sống đã làm gia tăng áp lực và khiến các khu rừng rơi vào nguy cơ bị khai thác quá mức. Để giải quyết được thách thức kép vừa bảo tồn rừng vừa đem đến các cơ hội thu nhập, Chính phủ Việt Nam đã phát triển và thực hiện hệ thống Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Thông qua chính sách này, các doanh nghiệp thủy điện và người sử dụng dịch vụ rừng ở hạ nguồn sẽ chi trả cho các cộng đồng ở thượng nguồn phí bảo vệ rừng và lưu vực sông để tránh mất rừng và thoái hóa rừng, đảm bảo cho các công ty có nguồn cung nước ổn định để sản xuất điện. Tại tỉnh Sơn La, tổng doanh thu DVMTR hàng năm đạt xấp xỉ 5 triệu đô la (tương đương 120 tỷ đồng) và sẽ được giải ngân để chi trả cho hơn 2.200 thôn bản để người dân bảo vệ rừng. Một trong những mục tiêu chính của các khoản chi trả này là phát triển sinh kế địa phương nhằm giảm áp lực lên rừng và mang lại nhiều cơ hội khác thông qua quá trình ra quyết định minh bạch và dựa vào cộng đồng. Các quỹ tiết kiệm cộng đồng là một phương thức mà hệ thống DVMTR có thể hỗ trợ để cải thiện kinh tế và giúp người dân tiếp cận các khoản vay để bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều trưởng bản, trong đó có ông Hạnh, đã từng không theo các mục tiêu này mà thay vào đó họ tự quyết định cách sử dụng quỹ.
Buôn bán các loài hoang dã, bao gồm săn bắt và buôn bán trái pháp luật các loài động vật biển và động vật trên cạn, là một trong những mối quan tâm hàng đầu về đa dạng sinh học của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID). Tội phạm về buôn bán các loài hoang dã trên quy mô toàn cầu đang gia tăng với tốc độ chóng mặt và đã tới mức khủng hoảng với thị trường buôn bán trái pháp luật các loài hoang dã ước tính lên đến 20 tỉ đô la mỗi năm. Việt Nam là điểm đến và điểm trung chuyển ngà voi, vẩy tê tê và sừng tê giác châu Phi. Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực văn hóa cho rằng việc tiêu dùng đồng vật hoang dã có thể nâng cao vị thế xã hội và niềm tin sai lầm về lợi ích sức khỏe của việc tiêu dùng động vật hoang dã.
Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã đạt các mức kỷ lục nhưng những lợi ích lan toả mà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho nền kinh tế của Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (DNNVV) tham gia vào chuỗi cung ứng vẫn còn hạn chế. Mục tiêu của Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa do USAID tài trợ (LinkSME) là thu hẹp khoảng trống này thông qua tăng cường năng lực cho các tổ chức trung gian tại Việt Nam, như các hiệp hội doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, và các đơn vị xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa, để thúc đẩy mối quan hệ cung-cầu giữa DNNVV với các doanh nghiệp đầu chuỗi tại Việt Nam đồng thời nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng sản xuất của DNNVV. USAID LinkSME sẽ thúc đẩy việc tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh thông qua thể chế hóa các cải cách chính và tăng cường khung pháp lý để DNNVV phát triển trên toàn quốc. Trên hết, dự án này sẽ thúc đẩy tầm nhìn về tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hỗ trợ mục tiêu của USAID Việt Nam là giúp mở rộng tăng trưởng bao trùm, theo định hướng thị trường và do khu vực tư nhân dẫn dắt.
Comment
Make a general inquiry or suggest an improvement.