Flag of Vietnam

Bảo tồn đa dạng sinh học

Ngôn ngữ: English | Vietnamese

Speeches Shim

 
Một cá thể voọc Chà vá chân nâu được phát hiện tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
Một cá thể voọc Chà vá chân nâu được phát hiện tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
Nguyễn Mạnh Phúc/vietnamwildlife.org

Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hệ sinh thái đa dạng cung cấp nước sạch, giúp giữ đất, là vùng đệm chống bão và các cú sốc về khí hậu, đồng thời là cơ sở để phát triển các hoạt động kinh tế dựa vào thiên nhiên, trong đó có du lịch. Bảo tồn đa dạng sinh học là một thành tố quan trọng để đạt được phát triển bền vững cũng như cung cấp hàng hóa công cộng toàn cầu. USAID giúp Việt Nam bảo vệ đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu thông qua chống săn bắt trộm và bảo vệ môi trường sống cho các loài nguy cấp. Các chương trình về bảo tồn đa dạng sinh học của USAID hướng tới xây dựng một tương lai trong đó cả con người và đa dạng sinh học cùng phát triển thông qua những cải thiện về thịnh vượng kinh tế, công bằng xã hội và quản lý môi trường.

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Thông qua Dự án Trường Sơn Xanh và Dự án Bảo tồn Đa dạng Sinh học do USAID tài trợ, USAID phối hợp trực tiếp với chính quyền địa phương, các công ty tư nhân và người dân ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Lâm Đồng để tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên cạn thông qua việc thực hiện một loạt các can thiệp bao gồm nâng cao năng lực cho các khu bảo tồn, phát triển các doanh nghiệp thân thiện với bảo tồn cho những cộng đồng sống dựa vào rừng, tăng cường thực thi pháp luật và giảm nhu cầu tiêu thụ các loài hoang dã và sản phẩm từ các loài hoang dã.

CHỐNG TỘI PHẠM VỀ CÁC LOÀI HOANG DÃ

Việt Nam là quốc gia nguồn, điểm đến đồng thời là điểm trung chuyển cho hoạt động buôn bán trái phép các loài hoang dã và dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã do USAID tài trợ có mục tiêu chống hoạt động buôn bán trái phép này. Dự án hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tăng cường năng lực thực thi pháp luật và xét xử; kiện toàn và thống nhất khuôn khổ pháp lý; và giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các loài hoang dã và sản phẩm từ các loài hoang dã.

CÁC DỰ ÁN

  • Dự án Trường Sơn Xanh: hỗ trợ công tác bảo vệ rừng và những nỗ lực nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng, xác định và bảo vệ chống lại tình trạng săn bắt trộm và phá hủy môi trường sống, phối hợp với các cộng đồng địa phương để đa dạng hóa và cải thiện sinh kế. Thời gian thực hiện: 2016-2020; Ngân sách: 24 triệu đô la.
  • Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam: hỗ trợ công cuộc phát triển bền vững của Việt Nam với mục tiêu trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, giảm thiểu rủi ro do thiên tai và tăng cường sinh kế nông thôn và hỗ trợ hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) như một công cụ hiệu quả cho bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian thực hiện: 2012-2021; Ngân sách: 31,5 triệu đô la.
  • Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã được thực hiện nhằm giảm tình trạng tiêu thụ và nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loài hoang dã và các sản phẩm từ các loài hoang dã săn bắt trái pháp luật, tăng cường thực thi pháp luật về động vật hoang dã và truy tố về chống buôn bán trái phép các loài hoang dã. Thời gian thực hiện: 2016-2021; Ngân sách: 9,9 triệu đô la.
  • Dự án Quản lý Rừng bền vững: có mục tiêu (a) giảm phát thải khí carbon từ hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, (b) tăng cường cô lập carbon thông qua quản lý các rừng trồng có hiệu quả hơn và (c) cải thiện chất lượng, tính đa dạng và năng suất của các rừng sản xuất tự nhiên. Thời gian thực hiện: 2020-2025; Ngân sách: 36,3 triệu đô la.
  • Dự án Bảo tồn Đa dạng Sinh học: có mục tiêu duy trì và tăng cường chất lượng rừng, bảo vệ và giữ ổn định số lượng quần thể các loài hoang dã ở các khu rừng quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc các tỉnh có giá trị bảo tồn cao. Thời gian thực hiện: 2020-2025; Ngân sách: 38  triệu đô la.