Câu chuyện thành công | Việt Nam

Speeches Shim

22-12-2020

Ông Vì Văn Hạnh - Trưởng bản Lùn, tỉnh Sơn La. Ngôi làng của ông cũng giống như các ngôi làng khác ở tỉnh Sơn La đều chịu chung tình trạng thiếu thốn cơ sở hạ tầng, ít cơ hội sinh kế và nghèo khó. Do người dân chuyển sang khai thác rừng để kiếm sống đã làm gia tăng áp lực và khiến các khu rừng rơi vào nguy cơ bị khai thác quá mức. Để giải quyết được thách thức kép vừa bảo tồn rừng vừa đem đến các cơ hội thu nhập, Chính phủ Việt Nam đã phát triển và thực hiện hệ thống Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Thông qua chính sách này, các doanh nghiệp thủy điện và người sử dụng dịch vụ rừng ở hạ nguồn sẽ chi trả cho các cộng đồng ở thượng nguồn phí bảo vệ rừng và lưu vực sông để tránh mất rừng và thoái hóa rừng, đảm bảo cho các công ty có nguồn cung nước ổn định để sản xuất điện. Tại tỉnh Sơn La, tổng doanh thu DVMTR hàng năm đạt xấp xỉ 5 triệu đô la (tương đương 120 tỷ đồng) và sẽ được giải ngân để chi trả cho hơn 2.200 thôn bản để người dân bảo vệ rừng. Một trong những mục tiêu chính của các khoản chi trả này là phát triển sinh kế địa phương nhằm giảm áp lực lên rừng và mang lại nhiều cơ hội khác thông qua quá trình ra quyết định minh bạch và dựa vào cộng đồng. Các quỹ tiết kiệm cộng đồng là một phương thức mà hệ thống DVMTR có thể hỗ trợ để cải thiện kinh tế và giúp người dân tiếp cận các khoản vay để bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều trưởng bản, trong đó có ông Hạnh, đã từng không theo các mục tiêu này mà thay vào đó họ tự quyết định cách sử dụng quỹ.

06-12-2020

Mọi người đều đã cảm nhận được tác động của COVID-19, ngay cả khi không bị nhiễm vi-rút. Với việc đóng cửa các doanh nghiệp và trường học, các yêu cầu về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, mọi thành viên của xã hội đã phải thực hiện những thay đổi hành vi đáng kể. Đối với trẻ tự kỷ hoặc mắc các khuyết tật phát triển khác, những thay đổi như phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên hơn có thể gây khó chịu đặc biệt. Những thách thức khác, trong đó có lệnh phong tỏa, các điều chỉnh về lịch học và tụ tập đông người cùng những lo lắng về bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cũng gây ra căng thẳng đối với sức khỏe tinh thần của cả cha mẹ và con cái. Nhằm khắc phục đề này, dự án Thúc đẩy tăng trưởng thị trường do USAID tài trợ và A365, một tổ chức cung cấp hỗ trợ và nguồn lực cho trẻ em khuyết tật phát triển, đã hợp tác thiết kế và khởi động chiến dịch nâng cao nhận thức để giúp trẻ em và cha mẹ thích ứng trước những thay đổi hành vi cần thiết do COVID-19.

09-10-2020

Chị Điểu Thị Trang là người dân tộc Châu Mạ sinh ra và trưởng thành ở khu vực Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên, Việt Nam. Từ khi còn nhỏ đến nay đã kết hôn và có hai con, nguồn thu nhập của chị Trang và gia đình vẫn dựa vào rừng Cát Tiên. Nhằm giảm phụ thuộc vào rừng và khuyến khích thành viên các cộng đồng sống dựa vào rừng tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng bền vững tại nơi sinh sống, năm 2010 Chính phủ Việt Nam đã đưa vào triển khai hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES). Theo quy định của hệ thống này, các công ty thủy điện sẽ trả cho thành viên các cộng đồng sống dựa vào rừng, giống như gia đình chị Trang, tiền bảo vệ các lưu vực sông để đảm bảo các công ty này có nguồn cung nước ổn định cho hoạt động sản xuất điện. Đối với trường hợp của chị Trang, gia đình chị đã nhận gần 1.100 đô la (tương đương khoảng 24 triệu đồng) mỗi năm thông qua hệ thống PFES cho việc bảo vệ và chăm sóc các khu rừng tại Cát Tiên.

09-10-2020

Thiện Nhân là cậu bé 8 tuổi mắc chứng tự kỷ và hiện đang sống tại thị trấn Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Căn bệnh tự kỷ khiến bé khó kiểm soát hành vi, thường xuyên cáu giận và hay cào cấu. Bố mẹ Nhân là anh Nguyên và chị Phương cũng gặp nhiều khó khăn khi tự mình chăm sóc, giúp đỡ con trong khi ở ngôi làng họ sinh sống lại không có bất kỳ hỗ trợ nào từ trường học hay các trung tâm can thiệp dành cho trẻ tự kỷ. Anh chị đã bỏ ra chi phí khá cao để cho con điều trị tại cơ sở can thiệp gần nhất, cách Huế 70km, nhưng bé Nhân vẫn tiếp tục có hành vi khó kiểm soát. Đôi lúc hành vi của bé có thể khiến cho hàng xóm nghe thấy và anh chị rất lo lắng họ có thể hiểu nhầm. Anh chị đã liên tục tìm kiếm sự giúp đỡ và các ý tưởng, và rồi thông qua một nhóm trên Facebook dành cho bố mẹ có con tự kỷ, anh Nguyên đã tìm thấy thông tin về dự án Tôi lớn mạnh do USAID tài trợ. Dự án cung cấp tập huấn và hướng dẫn cho cha mẹ có con bị khuyết tật phát triển và trí tuệ, trong đó có chứng tự kỷ.

25-09-2020

Khi dịch COVID-19 lần đầu bùng phát tại Việt Nam, sinh viên y khoa năm thứ 5 Dương Thùy Linh đã cảm thấy bối rối, lo sợ và không có sự chuẩn bị. Vì biết Linh là sinh viên y khoa của Đại học Y Dược Thái Nguyên, nhiều bạn bè và người thân đã tìm đến Linh để xin lời khuyên và thông tin về virus corona nhưng Linh đã không thể giúp được và phải trả lời rằng “ đó là một chủng virus hoàn toàn mới và em cũng không hề biết gì về nó.

Pages