Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam

Speeches Shim

Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) hỗ trợ Việt Nam chuyển sang phát triển thích ứng và bền vững hơn. Giai đoạn 1 của dự án (2012-2018) giúp triển khai thực hiện các chính sách và chiến lược quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp, giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng cường sinh kế nông thôn. Bắt đầu từ năm 2018, giai đoạn 2 của dự án tập trung hỗ trợ Chính phủ Việt Nam để đảm bảo rằng chương trình Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (PFES) – một chính sách quan trọng giúp bảo tồn rừng của Việt Nam – là một công cụ hiệu quả góp phần đạt được các mục tiêu môi trường và kinh tế-xã hội của đất nước.
 
CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 
Đến nay, VFD đã thành công trong việc giúp xây dựng các chính sách và triển khai các hành động giúp đạt được tăng trưởng xanh, quản lý rừng bền vững và chi trả dịch vụ môi trường rừng một cách công bằng tại Nghệ An và Thanh Hóa. Nhờ hỗ trợ từ dự án, khoảng 25.000 hộ gia đình đã nhận được tiền từ PFES và hiện nay đang tích cực tham gia bảo vệ rừng tại địa phương. Tại Nam Định và Long An, dự án phối hợp với các cộng đồng để chuẩn bị ứng phó thiên tai tốt hơn, nhờ vậy mà 200.000 người dân tại 60 xã áp dụng các thực hành tốt nhất về giảm thiểu rủi ro. Chuyên gia của VFD phối hợp với các trung tâm khuyến nông để thúc đẩy các mô hình nông nghiệp bền vững. Sự hợp tác này đã giúp trên 30.000 nông dân tại các khu vực rừng núi và đồng bằng cải thiện phương pháp canh tác nông nghiệp và tăng năng suất. Ở cấp quốc gia, dự án hợp tác với Chính phủ Việt Nam xây dựng các chính sách quan trọng trong đó có Nghị định 119 về bảo vệ và phát triển rừng ven biển. Nghị định này lần đầu tiên đưa ra hướng dẫn cụ thể về quản lý và bảo vệ rừng ven biển. Dự án cũng giúp tăng 80% nguồn thu PFES hàng năm so với năm 2018, nhờ đó tổng nguồn thu PFES đạt khoảng 100 triệu đô la để phục vụ công tác bảo tồn rừng.
 
TẬP TRUNG VÀO CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG (PFES)
 
Dự án VFD PFES (2018-2021) sẽ thực hiện các thí điểm để tạo lập cơ sở, bằng chứng và xây dựng chính sách cũng như các công cụ nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam mở rộng chính sách PFES qua 3 cải tiến:
  • Ứng dụng điện tử trong thanh toán tiền PFES: Hệ thống thanh toán tiền mặt hiện tại không hiệu quả và gây ra rủi ro, mất an toàn khi một lượng lớn tiền mặt được vận chuyển tới các vùng nông thôn để chi trả. VFD và các đối tác địa phương đang cùng nhau xây dựng các cơ chế thanh toán điện tử minh bạch hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn, nó đồng thời cũng giảm chi phí giao dịch và đơn giản hóa các quá trình thanh toán.
  • Củng cố các hệ thống giám sát và đánh giá PFES: Để xác định xem PFES có đạt được mục tiêu hay không, VFD và Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng (VNFF) đang xây dựng một hệ thống giám sát việc triển khai PFES và cải thiện thiện quản lý số liệu, phân tích và báo cáo.
  • Mở rộng chi trả cho các dịch vụ rừng mới như thu giữ cácbon: VFD, VNFF và đối tác ở các tỉnh đang xây dựng các mô hình thí điểm chi trả dịch vụ các bon với các công ty địa phương có lượng phát thải lớn. Các công ty phát thải lớn này sẽ trả cho các chủ rừng tiền dịch vụ thu giữ các bon mà các khu rừng rừng khỏe mạnh của họ cung cấp. Chính sách này sẽ được nhân rộng trên toàn quốc để tăng nguồn thu PFES, bảo vệ thêm nhiều rừng và giúp Việt Nam đáp ứng các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.
Issuing Country 
Date 
22-12-2020 23:15