Vietnam
- Lịch sử
- Chương trình
- Phòng tin tức
- hợp tác với chúng tôi!
- Foreign Assistance Data
- Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI)
- Cơ hội việc làm
- Cơ hội trở thành đối tác thực hiện dự án
- Câu chuyện thành công
- Công Cụ, Hướng Dẫn Và Mẫu Biểu Dành Cho Đối Tác
Thông báo về việc báo chí vào thăm hiện trường xử lý dioxin tại Sân bay Đà Nẵng
Speeches Shim
USAID Việt Nam cam kết cung cấp thông tin cho công chúng về dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại Đà Nẵng thông qua truyền thông và các phương tiện khác. Chúng tôi cũng hỗ trợ phóng viên báo chí vào thăm hiện trường dự án. Tuy nhiên, do tính đặc thù của dự án cũng như địa điểm thực hiện dự án nên việc bố trí các chuyến thăm thực địa cho từng cá nhân riêng lẻ là rất khó khăn. Do khu vực triển khai dự án do Chính phủ Việt Nam quản lý nên mọi yêu cầu vào thăm thực địa cần phải được Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Để nhận được phê duyệt của Chính phủ Việt Nam thì các đề nghị vào thăm hiện trường của phóng viên phải được gửi trước ít nhất là 30 ngày để có đủ thời gian xử lý hồ sơ theo quy trình như sau:
- Các phóng viên (cả trong và ngoài nước) quan tâm trước hết cần liên hệ với USAID và đề xuất thời gian dự kiến vào thăm hiện trường. Có khả năng USAID không thể bố trí để phóng viên vào thăm hiện trường đối với một số ngày nhất định vì những lý do liên quan đến hoạt động của dự án và việc nhà thầu có bố trí được nhân lực hỗ trợ hay không. Trong các trường hợp đó, USAID sẽ đề xuất thời gian thay thế phù hợp. Do USAID không có cán bộ thường trú ở Đà Nẵng nên hầu như mọi phỏng vấn với USAID (nếu có) phải được thực hiện tại Hà Nội.
- Sau khi USAID và phóng viên quan tâm đã thống nhất được thời gian vào thăm thực địa, phóng viên nước ngoài phải xin thị thực báo chí vào Việt Nam qua Trung tâm Báo chí Nước ngoài, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Sau đó bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ gửi công văn đề nghị phê duyệt chuyến thăm tới Bộ Quốc phòng Việt Nam để Bộ Quốc phòng Việt Nam phê duyệt trên cơ sở tham khảo ý kiến của USAID. Với phóng viên trong nước, sau khi USAID đã nhất trí thời gian vào thăm thực địa, phóng viên trong nước cần liên hệ trực tiếp với Bộ Quốc phòng Việt Nam để Bộ Quốc phòng Việt Nam phê duyệt sau khi tham vấn với USAID.
Lưu ý quan trọng:
- Đây là một quy trình phức tạp có thể phải mất vài tuần để hoàn thành. Phóng viên cần thông báo sớm về kế hoạch vào thăm công trường dự án (ví dụ ít nhất là 30 ngày)
- Dự án bao gồm hoạt động đào xúc và xây dựng trong một khu vực ô nhiễm dioxin. Các hoạt động hiện tại bao gồm vận hành các loại máy móc và thiết bị nặng để đào xúc, vận chuyển và xây dựng cũng như vận hành hệ thống xử lý nhiệt. Khu vực thực hiện dự án là một phần của một sân bay và một căn cứ không quân đang hoạt động. Sự an toàn của các công nhân làm việc tại hiện trường và khách đến thăm là rất quan trọng. Do vậy, một yêu cầu bắt buộc là toàn bộ khách đến thăm phải được tập huấn về sức khỏe và an toàn và phải có người đi cùng trong suốt quá trình thăm hiện trường.
- Các chuyến thăm thực địa của những người không liên quan đến công việc xử lý gây đình trệ cho dự án ở các mức độ khác nhau. Không những tập huấn về an toàn phải được thực hiện mà công việc tại hiện trường cũng phải thực hiện chậm lại, bị điều chỉnh hoặc thậm chí dừng lại, tùy thuộc vào từng trường hợp, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách vào thăm. Điều này có thể làm gia tăng chi phí , giảm năng suất và tiến độ bị đình trệ, do vậy các cuộc vào thăm hiện trường cần được lập kế hoạch để giảm thiểu sự đình trệ và duy trì tiến độ để đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch.
Do những khó khăn và đặc thù nêu trên, USAID phải có kế hoạch tốt đối với các chuyến thăm hiện trường dự án cho phóng viên với các điều kiện như sau:
- Nói chung, USAID sẽ cố gắng giảm thiểu gây gián đoạn cho công việc xử lý bằng cách khống chế tần suất các chuyến thăm diễn ra 2 đến 4 tuần một lần. Việc sắp xếp các nhóm phóng viên có thể dựa trên ngôn ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Việt) và theo nhu cầu của cơ quan báo chí (báo in hay phát thanh, truyền hình).
- Vì mục tiêu đảm bảo an toàn và giảm thiểu gián đoạn cho dự án, thời gian vào thăm thực địa thông thường diễn ra từ 8g30 đến 11g30 sáng các ngày làm việc trong tuần. Đặc biệt, thời gian này được bố trí dựa trên khả năng cung cấp nhân lực chủ chốt cần có để tiến hành tập huấn về sức khỏe và an toàn cho toàn bộ khách đến thăm và tháp tùng phóng viên tại hiện trường.
- Nhà thầu thực hiện dự án tại hiện trường sẽ tháp tùng và hướng dẫn khách tham quan thực địa trong phạm vi các khu vực được xác định là đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn. Khách vào thăm được yêu cầu ký vào sổ theo dõi khách đến thăm. Khách vào thăm phải tuân thủ các hướng dẫn và quy định về an toàn đã được phổ biến.
- Khách vào thăm ĐƯỢC PHÉP chụp ảnh tại công trường dự án. Khách vào thăm KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ghi âm, ghi hình phần giới thiệu về dự án do nhà thầu thực hiện với các thiết bị ghi âm, ghi hình, trong đó bao gồm cả điện thoại.
- Các nhà thầu của USAID chỉ có thể cung cấp các thông tin kỹ thuật về dự án và giải thích về các công việc đang tiến hành tại hiện trường. Các câu hỏi ngoài phạm vi này sẽ được chuyển tới Bộ Quốc phòng Việt Nam, USAID hoặc Đại sứ quán Hoa Kỳ. Nhà thầu thực hiện dự án không phải là nhân viên của USAID và do vậy KHÔNG ĐƯỢC PHÉP phát ngôn đại diện cho USAID. Các phát ngôn của họ không nên được ghi âm hoặc trích dẫn.
- Nếu như không thể bố trí chuyến thăm thực địa theo thời gian đã được thống nhất trước, USAID và các cơ quan đối tác thuộc Chính phủ Việt Nam sẽ cố gắng đề nghị một thời gian thay thế. USAID cũng có thể cung cấp các bức ảnh và đoạn phim cập nhật để báo chí có thê sử dụng.
- Các cuộc phỏng vấn tại Đà Nẵng với các quan chức Chính phủ Hoa Kỳ sẽ được cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể do họ phải đi tới Đà Nẵng bằng chi phí từ tiền thuế của người dân Hoa Kỳ.
Các chuyên mục thông tin về dự án:
Comment
Make a general inquiry or suggest an improvement.