Speeches Shim
Hà Nội, ngày 30/9/2020 -- Hôm nay, Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), trao tặng 100 máy thở mới sản xuất cho Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam ứng phó COVID-19. Việc trao tặng này được thực hiện theo đề nghị hào phóng của Tổng thống Trump về hỗ trợ những thiết bị cực kỳ cần thiết này và giúp Việt Nam ứng phó khẩn cấp trước đại dịch. Buổi lễ trao tặng có sự tham dự của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, Giám đốc USAID Việt Nam Michael Greene, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long và Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Viết Nhung.
Kiểm tra chuyên ngành là thủ tục thông quan tại Việt Nam do các bộ chủ quản về xuất nhập khẩu hàng hóa thực hiện. Trong hơn 10 tháng qua, Dự án Tạo thuận lợi Thương mại của USAID đã phối hợp với Tổng cục Hải quan Việt Nam (TCHQ) nhằm cải cách quy trình kiểm tra chuyên ngành thông qua (i) chia sẻ các thông lệ quốc tế tốt nhất; (ii) thực hiện đánh giá tác động về thể chế, kinh tế và quy định; và (iii) đóng góp để huy động các nhóm làm việc và cung cấp đầu vào kỹ thuật cũng như bình luận cho các dự thảo khác nhau. Ngày 16/9, USAID và Tổng cục Hải quan đã đệ trình dự thảo cuối cùng về cải cách kiểm tra chuyên ngành đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ký trình lên Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt vào cuối năm.
Ngày 17/9, Dự án Thúc đẩy cải cách và Nâng cao năng lực kết nối của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do USAID tài trợ và Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức “Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ” thường niên lần thứ ba tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện giao lưu doanh nghiệp này được tổ chức nhằm kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam với những bên mua mới, nâng cao năng lực sản xuất và giúp họ hội nhập vào chuỗi cung ứng. Sự kiện đã thu hút 15 doanh nghiệp đầu chuỗi cung ứng và hơn 60 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam thuộc các ngành công nghiệp kim loại, điện tử, sản xuất và thiết bị y tế công nghệ cao với gần 250 phiên giao dịch kết nối.
Hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) của Việt Nam được thiết kế với sự hỗ trợ của USAID đã thu hút các cá nhân và cộng đồng quản lý và bảo vệ rừng bền vững thông qua chi trả tiền cho những nỗ lực của họ. Kể từ khi PFES được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2008, hệ thống này đã tạo ra doanh thu khoảng 600 triệu USD hỗ trợ việc bảo vệ các lưu vực rừng quý giá này.
Do hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế trong điều trị HIV giảm, Việt Nam đang sử dụng hệ thống Bảo hiểm Y tế (BHYT) để hỗ trợ điều trị HIV và cung cấp thuốc cho người nhiễm HIV. Nhằm tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi này, Dự án Quản lý Chuỗi Cung ứng, Mua sắm và Cung ứng Y tế Toàn cầu (GHSC-PSM) do USAID tài trợ đã phối hợp với Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC) phát triển một phần mềm theo dõi và quản lý nguồn cung cấp thuốc kháng virus (ARV).
Comment
Make a general inquiry or suggest an improvement.