Speeches Shim
Trong nhiều năm qua, USAID đã phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong hoạt động hỗ trợ người khuyết tật (NKT). Nhờ những hỗ trợ kỹ thuật và nỗ lực vận động chính sách của USAID, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Quyết định trong đó thêm vào một số dịch vụ phục hồi chức năng sẽ được bảo hiểm y tế chi trả, tăng tổng số các dịch vụ được bồi hoàn chi phí lên 265 dịch vụ (tăng từ 33 dịch vụ trong năm 2015). Do nhiều người khuyết tật có thu nhập thấp, nên gói bảo hiểm mới sẽ giúp tăng đáng kể khả năng tiếp cận dịch vụ của NKT.
Để duy trì các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV trong bối cảnh tài trợ quốc tế đang giảm dần, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hướng tới mục tiêu 100% bệnh nhân nhiễm HIV tham gia Bảo Hiểm Y tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này đòi hỏi người bệnh phải nắm được thông tin về bảo hiểm y tế, hiểu được lợi ích khi tham gia bảo hiểm, được hỗ trợ để tham gia, và thường xuyên sử dụng bảo hiểm y tế cho các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV.
Trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã tăng thứ hạng từ 82 lên 68 trên tổng số 190 nền kinh tế. Đây là kết quả cao nhất trong một thập kỷ qua. Việt Nam đã cải thiện xếp hạng của 6 trên 10 chỉ số, trong đó bao gồm chỉ số đăng ký tài sản xếp ở vị trí 63. Tại Việt Nam, hiện có ít nhất 12 bộ luật liên quan đến hoạt động đăng ký các loại tài sản khác nhau, tuy nhiên những bộ luật này lại thiếu thống nhất và đòi hỏi phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính rườm rà.
Để chuẩn bị cho khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Âm ngữ và Ngôn ngữ Trị liệu (SALT) đầu tiên của Việt Nam, USAID đã phối hợp với Đại học Sydney tổ chức một hội thảo về xây dựng chương trình giảng dạy SALT. Hội thảo diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh trong các ngày từ 18-20/1 do bà Lindy McAllister, Giáo sư/Chuyên gia về SALT, cùng các chuyên gia đến từ các trường đại học y và các bệnh viện đầu ngành của Việt Nam chủ trì. Khóa Thạc sĩ về SALT sẽ do Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cung cấp và khai giảng vào tháng 6/2019.
Việt Nam là một điểm đến lớn nhất của nạn buôn bán sừng tê giác, đồng thời cũng là quốc gia nguồn, điểm đến và trung chuyển của hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nói chung. Ngoài việc củng cố công tác thực thi pháp luật, cải thiện luật pháp và các quy định, Dự án Bảo tồn các loài hoang dã của USAID đang nỗ lực để giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép cũng như các sản phẩm từ động vật hoang dã ở Việt Nam trọng tâm hướng vào hành vi, quan niệm, quy chuẩn và kỳ vọng mang tính văn hóa của các nhóm dân mục tiêu.
Comment
Make a general inquiry or suggest an improvement.