USAID hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Speeches Shim

Friday, 13 November, 2020

Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố hàng năm xếp hạng các quốc gia dựa trên Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI). Đây là chỉ số đánh giá các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ở 141 nền kinh tế và cung cấp một bản đồ chi tiết về những yếu tố thúc đẩy năng suất, tăng trưởng và phát triển con người. Dự án Thúc đẩy cải cách và Nâng cao năng lực kết nối của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do USAID tài trợ đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tìm ra cách áp dụng chỉ số GCI như một công cụ quản lý và đánh giá nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Được coi là bước đi đầu tiên mà dự án và Bộ Tư pháp cùng thực hiện là việc tổ chức các hội thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về “Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” lần lượt vào các ngày 27/10 và 30/10. Đại diện các Bộ, cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp đã cùng thảo luận về cách đo lường chi phí tuân thủ pháp luật ở Việt Nam và cải thiện xếp hạng của Việt Nam trong báo cáo chỉ số GCI. Phản hồi thu thập được sẽ giúp dự án LinkSME xây dựng một báo cáo cho Văn phòng Chính phủ nhằm cải thiện thứ hạng của Việt Nam ở chỉ số “Chi phí tuân thủ pháp luật” trong báo cáo chỉ số GCI.

Hoạt động này có ý nghĩa gì? Sau khi hoàn thành, phân tích này sẽ xác định những lĩnh vực cải cách chính sách và quản lý nhà nước nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - một nguyên lý cốt lõi trong trụ cột thương mại và năng lực cạnh tranh của Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.