Chiến Lược Hợp Tác Phát Triển Quốc Gia Tại Việt Nam 2014-2018

Speeches Shim

Để mô tả một quốc gia như Việt Nam, điều đó không dễ. Với đặc điểm của một quốc gia rộng lớn, đa dạng, giàu tài nguyên và là đối tác then chốt của Hoa Kỳ, Việt Nam vừa sở hữu những cơ hội độc đáo vừa phải đối phó với những thách thức lớn trong năm 2013. Trong khi các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, việc trở thành thành viên của các tổ chức đa phương và vị trí địa lý chiến lược đem lại cho Việt Nam cơ hội trở thành đấu thủ toàn cầu trong các vấn đề mang tính chiến lược đối với Hoa Kỳ, thì Việt Nam lại phát triển chậm hơn so với các quốc gia ngang tầm về các chỉ số phát triển kinh tế-­‐xã hội, và những thách thức hiện hữu kìm hãm năng lực và sự tín nhiệm để Việt Nam đảm nhận vai trò đối tác đầy đủ và có trách nhiệm.

Mối quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975 đã đóng băng trong hơn một thập kỷ. Mối quan hệ song phương này đã có một bước tiến lớn vào tháng 2 năm 1994 khi Tổng thống Clinton tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm đối với Việt Nam. Trong năm tiếp theo, Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng tháo gỡ các vấn đề ngoại giao và tài sản cá nhân còn tồn đọng, mở Cơ quan liên lạc tại Washington và Hà Nội. Tháng 4 năm 1997, Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam được bổ nhiệm. Tháng 3 năm 1998, Tổng thống Clinton tuyên bố miễn áp dụng Đạo luật bổ sung Jackson-Vanik tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan Đầu tư Tư nhân Hải ngoại Hoa Kỳ (OPIC) và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Vào tháng 12 năm 2001, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại Song phương mở đường cho Việt Nam thực hiện thành công các cuộc đàm phán và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007

Issuing Country 
Date 
15-10-2014 11:30