Hỗ trợ vận động chính sách của USAID giúp ban hành thành công hai văn bản hướng dẫn chuyên môn mới dành cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

Speeches Shim

Thursday, 31 December, 2020

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển phức tạp có liên quan đến những khó khăn dai dẳng trong khả năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ và các hành vi hạn chế/lặp lại. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ASD ở trẻ từ 18 đến 30 tháng tuổi là khoảng 75% trên 10.000 trẻ. Tuy nhiên, cho đến mới đây vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn chính thức nào của Bộ Y tế về chẩn đoán và can thiệp dành cho trẻ mắc ASD. Nhằm giải quyết vấn đề này, dự án Tôi lớn mạnh do USAID tài trợ đã phối hợp với Cục khám, chữa bệnh/Bộ Y tế và Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội xây dựng các hướng dẫn chuyên môn về (i)  cơ chế phục hồi chức năng đa chuyên ngành và (ii) phát hiện và can thiệp sớm dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ và phát triển (IDD). Những hướng dẫn này sẽ được sử dụng bởi nhiều chuyên gia ở những lĩnh vực khác nhau trong hệ thống phục hồi chức năng để điều phối các dịch vụ liên quan, từ chẩn đoán đến điều trị và theo dõi sau đó. Đồng thời, các văn bản này sẽ được thí điểm ở 3 bệnh viện tỉnh của Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam trong một vài tháng tới đây.

Hoạt động này có ý nghĩa gì? Các hướng dẫn chuyên môn mới sẽ giúp tăng cường hiệu quả của hệ thống phục hồi chức năng, chuẩn hóa các dịch vụ đa chuyên ngành dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ và phát triển, qua đó ghi nhận vai trò quan trọng của can thiệp sớm đối với việc phục hồi chức năng thành công.