Sản phẩm đổi mới sáng tạo của sinh viên góp phần phòng chống COVID-19 tại Việt Nam

Speeches Shim

Friday, 24 July, 2020
Phan Ben, Nguyễn Đắc Quy, Phan Thị Mai, Nguyễn Văn Thuần
USAID BUILD-IT

Khi virus corona chủng mới lan tràn tại thành phố Đà Nẵng, Mai cùng ba người bạn của mình tại Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng đã gặp nhau tại Không gian Sáng chế tài trợ bởi USAID đặt tại nhà trường để thảo luận cách vận dụng sự sáng tạo, đa dạng và những kiến thức ngành kỹ thuật của mình để bảo vệ cộng đồng khỏi dịch bệnh nguy hiểm này.

“Chúng em phải làm gì đó góp phần phòng chống COVID-19, các bác sĩ và y tá hiện đều sử dụng sản phẩm sáng tạo của chúng em hàng ngày,” Mai chia sẻ.

Nhóm sinh viên bắt đầu quy trình thiết kế sản phẩm bằng cách đề nghị các bác sĩ chia sẻ về những thách thức họ đang gặp phải khi làm việc tại một bệnh viện luôn bận rộn. Các sinh viên hiểu rằng nhân viên y tế tại Đà Nẵng cũng như trên khắp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp dung dịch sát khuẩn tay tới bệnh nhân cũng như nhân viên bệnh viện một cách an toàn. Khi các doanh nghiệp tại Đà Nẵng bắt đầu sản xuất dung dịch sát khuẩn tay, nhóm sinh viên quyết định sẽ đẩy mạnh quá trình ứng phó với COVID-19 của cộng đồng bằng cách sản xuất máy sát khuẩn tay tự động giá rẻ cho bệnh viện tại địa phương.

Cả nhóm cùng nhau sản xuất máy sát khuẩn tay tự động.
Cả nhóm cùng nhau sản xuất máy sát khuẩn tay tự động.
USAID BUILD-IT

Chỉ trong vòng ba ngày sau khi hình thành ý tưởng, TS. Ngô Đình Thanh, giảng viên Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, đã hướng dẫn nhóm sinh viên thiết kế và sản xuất sản phẩm mẫu, sau đó được dùng thử tại quầy lễ tân Bệnh viện Đà Nẵng. Các sinh viên đã thu nhận ý kiến phản hồi và cải tiến để sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Ấn tượng bởi thiết kế giá thành thấp của sinh viên, Bệnh viện Đà Nẵng đã đặt hàng 15 máy sát khuẩn đặt tại khắp nơi trong bệnh viện để nhân viên y tế và bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng. Sau khi sản phẩm sáng tạo của sinh viên nhận được sự chú ý của truyền thông cả nước, Sở Y tế Đà Nẵng đã đặt hàng thêm 50 máy sát khuẩn lắp đặt tại các bệnh viện khác trên địa bàn thành phố. Các máy sát khuẩn này hiện cũng đã có mặt tại các khu vực kiểm soát COVID-19 ngoài trời của thành phố. Vô cùng tự hào về sáng kiến phục vụ cộng đồng của các sinh viên, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã hỗ trợ tài chính để nhóm sản xuất thêm 12 máy, lắp đặt tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn trường.

Nhóm sinh viên bàn giao máy sát khuẩn cho các bác sĩ tại bệnh viện.
Nhóm sinh viên bàn giao máy sát khuẩn cho các bác sĩ tại bệnh viện.
USAID BUILD-IT

Việc hướng dẫn thành công các sinh viên của mình trở thành những nhà sáng chế trong lĩnh vực y tế công cộng là một minh chứng cho khả năng của TS. Thanh nhằm huấn luyện những người trẻ kết hợp sự sáng tạo và kiến thức ngành kỹ thuật của mình nhằm mang lại giá trị thực cho cộng đồng.

Từ năm 2017, TS. Thanh đã hợp tác với Dự án Thúc đẩy hợp tác Trường Đại học – Doanh nghiệp thông qua Đổi mới và Công nghệ (BUILD-IT) tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), do Đại học Bang Arizona triển khai thực hiện. Thông qua quan hệ hợp tác này, Tiến sĩ đã hướng dẫn nhóm sinh viên tham gia ba khóa của Cuộc thi Dự án Kỹ thuật Phục vụ Cộng đồng (Engineering Projects in Community Service - EPICS) và tổ chức triển khai dự án EPICS với các sinh viên Việt Nam và Hoa Kỳ làm việc cùng nhau tại Đà Nẵng.

“Bằng cách áp dụng quy trình EPICS trong thiết kế, chúng tôi đã ứng dụng sự sáng tạo và kiến thức chuyên môn của mình để làm nên những sản phẩm có ý nghĩa,” TS. Ngô Đình Thanh chia sẻ.

TS. Ngô Đình Thanh trao đổi, hướng dẫn sinh viên.
TS. Ngô Đình Thanh trao đổi, hướng dẫn sinh viên.
USAID BUILD-IT

Nhằm biến Học tập Phục vụ Cộng đồng thành hoạt động lâu dài tại nhà trường, TS. Thanh đã đưa quy trình học tập phục vụ cộng đồng EPICS thành một trong các nhiệm vụ hoạt động của Câu lạc bộ Nghiên cứu Khoa học do ông hướng dẫn. Tại câu lạc bộ này, những sinh viên như Phan Thị Mai có không gian, thiết bị, và những hướng dẫn cần thiết để nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm kỹ thuật phục vụ xã hội. Khi câu lạc bộ phát triển từ một hoạt động ngoại khóa trở thành một nơi sinh hoạt chung, TS. Thanh tiếp tục hướng dẫn các sinh viên và đồng nghiệp của mình tập trung thiết kế các sản phẩm đổi mới sáng tạo có tác động xã hội và đi đầu trong thời gian khủng hoảng do dịch bệnh hiện nay.