Doanh nghiệp và người lao động Việt Nam được hưởng lợi từ cải cách thuế

Speeches Shim

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, trả lời truyền thông tại Hội nghị Thực hiện Nghị quyết 19 /2017 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, trả lời truyền thông tại Hội nghị Thực hiện Nghị quyết 19 /2017 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Dự án GIG/USAID
Các công cụ trực tuyến giúp việc nộp thuế và theo dõi tình trạng thuế dễ dàng hơn
“[Người lao động] có thể dễ dàng kiểm tra xem chủ doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ nộp bảo hiễm xã hội cho họ hay chưa.”

Tháng 3/2018 -- Nhớ lại quãng thời gian trước đây khi công ty thực hiện chi trả các khoản thuế an sinh xã hội cho 17.500 nhân công, ông Đỗ Xuân Hùng – Giám đốc tài chính Công ty TNHH May Tinh Lợi (Regent Garment Co.), bồi hồi nhớ lại những ký ức nhọc nhằn.

Ông chia sẻ, “Trước năm 2015, các quy trình thủ tục vừa phức tạp vừa không nhất quán và mất rất nhiều thời gian để thực hiện.”

Một số thủ tục, quy trình không chỉ giới hạn trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội mà còn ăn sâu vào toàn bộ hệ thống thuế.

“Tôi vẫn nhớ thời điểm khi các chi cục thuế chật kín nhân viên kế toán tới làm thủ tục với đủ loại đơn, từ trên tay,” bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh-Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhớ lại.

Đó là những chuỗi ngày mà đại diện các doanh nghiệp phải xếp hàng dài nhiều tiếng đồng hồ để nộp thuế. Khi tuân thủ theo các quy trình, thủ tục, doanh nghiệp phải thực hiện nộp 32 khoản thuế khác nhau và tốn tới 872 giờ công mỗi năm. Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp thứ hạng thấp (172 trên tổng số 189 quốc gia) ở lĩnh vực tạo thuận lợi trong thủ tục nộp thuế.

Bắt đầu từ năm 2014, USAID đã hợp tác với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tiến hành hỗ trợ cải cách các thủ tục nộp thuế, trong đó bao gồm cả bảo hiểm xã hội cho người lao động. USAID đóng vai trò then chốt trong việc định hướng các cải cách, giúp Việt Nam có bước nhảy vọt ấn tượng tăng 82 bậc trong Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018, từ vị trí 168 lên 86.

Ngoài hoạt động hỗ trợ chuyên môn từ các bài học kinh nghiệm quốc tế, USAID còn phối hợp chặt chẽ với CIEM và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện các chuyến nghiên cứu thực địa tại nhiều vùng miền khác nhau nhằm hiểu rõ hơn những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Phương pháp tiếp cận dựa trên kiến thức và bằng chứng này chính là một động lực hỗ trợ thực hiện cải cách.

“Những hoạt động như thế này cung cấp thêm cơ sở cho cải cách, đồng thời thuyết phục các nhà hoạch định chính sách”, bà Thảo cho biết. “Để đưa ra được chính sách hiệu quả, chúng ta cần phải nắm rõ được thực trạng.”

Ngày nay, các chi cục thuế trên khắp cả nước hầu như không còn tình trạng đông đúc. Các hệ thống nộp thuế và bảo hiểm xã hội trực tuyến đã chấm dứt tình trạng xếp hàng dài trước đây. Những cải cách trong luật và thủ tục thuế đã giúp làm giảm các khoản chi trả thuế khác nhau từ 32 xuống còn 14, tiết kiệm đến 374 giờ công mỗi năm cho doanh nghiệp.

Những hệ thống nộp thuế trực tuyến cũng đem lại minh bạch hơn cho người lao động. Đây là lần đầu tiên mà người lao động có thể theo dõi tình trạng nộp bảo hiểm xã hội của mình..

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, cho biết tất cả người lao động, kể cả người lái xe taxi và người lao động chân tay, đều “có thể theo dõi tình trạng nộp thuế an sinh xã hội trực tuyến chỉ bằng vài cú nhấp chuột và dễ dàng kiểm tra xem chủ doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho mình hay chưa.”

Đối với ông Đỗ Xuân Hùng, công ty TNHH May Tinh Lợi (Regent Garment Co.), thì cải cách đã và đang đem lại nhiều lợi ích. Ông cho biết: “ Việc nộp bảo hiểm xã hội trực tuyến đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều-số nhân viên công ty phụ trách nộp thuế đã giảm xuống một nửa.”

Đem lại lợi ích cho cả chủ lao động lẫn người lao động, các cuộc cải cách đang giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong khi vẫn đảm bảm người lao động được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ xã hội thiết yếu.

“Với số kinh phí tiết kiệm được, chúng tôi có thể tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho toàn bộ công ty,” ông Hùng chia sẻ.   

Đây là hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng toàn diện (GIG) do USAID hỗ trợ. Dự án được triển khai từ năm 2015 đến năm 2018 phối hợp với khu vực công và khu vực tư nhân tại Việt Nam nhằm tăng cường quản trị hướng tới thuận lợi hóa thương mại và tăng trưởng toàn diện với trọng tâm nhấn mạnh vào cải thiện môi trường và hệ thống quy định, pháp lý để nâng cao trách nhiệm giải trình và tính bao trùm.

LINKS

Follow @USAIDVietnam, on Facebook, on Flickr, on YouTube